LAM SƠN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Click đây để đến diễn đàn mới
 
PortalTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nghe các em nói, người lớn giật mình!

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Webmaster
Webmaster
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 498
Age : 31
Nơi ở : ...
Nghề nghiệp, trường lớp : ...
Sở thích : ...
Cảnh cáo :
Nghe các em nói, người lớn giật mình! Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Nghe các em nói, người lớn giật mình! Right_bar_bleue

Registration date : 09/12/2007

Nghe các em nói, người lớn giật mình! Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghe các em nói, người lớn giật mình!   Nghe các em nói, người lớn giật mình! Icon_minitime18/2/2008, 11:17 pm

TT - Sau hàng loạt thông tin về các vụ bạo hành trẻ em, sáng 27-1, HĐND - UBND TP.HCM đã tổ chức buổi đối thoại giữa các đại biểu với trẻ em. Đây là lần đầu tiên các em được bày tỏ những bức xúc, kiến nghị trực tiếp với nhiều vị lãnh đạo TP.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

 

Buổi đối thoại "Lắng nghe tiếng nói trẻ em" chỉ diễn ra trong ba giờ sáng 27-1, và các bạn nhỏ đã thật sự chiếm lĩnh diễn đàn với nhiều ý kiến bức xúc chính đáng.

Ngoài những học sinh tại các trường phổ thông, nhiều đại biểu là trẻ em vào đời sớm, trẻ mưu sinh trên đường phố, trẻ đang sống tại các nhà mở, mái ấm... Chỉ trong vòng ba giờ, 45 trong tổng số 75 bạn nhỏ tham dự liên tục bày tỏ chính kiến. Không chỉ quan tâm đến cuộc sống của bản thân, nhiều em còn trăn trở về những vấn đề mang tính cộng đồng. Thẳng thắn, đầy trách nhiệm và rất thời sự, các em đã đặt lên bàn của các vị lãnh đạo nhiều câu hỏi hóc búa.

Giáo dục: thừa lý thuyết, thiếu thực hành

Bạn Trần Ngọc Vĩnh Đông và các bạn nhỏ mưu sinh sớm có ý kiến tại buổi đối thoại


"Hiện nay, chúng em không có thời gian giải trí!" - bạn Trần Hán Nhật Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Lam Sơn, "phát pháo". Ngọc Trân, học sinh lớp 8 ở một trường khác, tiếp lời: "Chương trình học căng thẳng. Nhiều bài học trong sách giáo khoa quá nặng nề!".

Một bạn nữa bức xúc: "Nhiều bạn ghét học văn vì môn học này được dạy và kiểm tra theo kiểu học bài suông, thiếu đề thi mở. Còn lý, hóa, sinh là môn học gắn với đời sống, vậy mà các em cũng rất ít được thực hành. Nói tóm lại, chúng em đang học theo kiểu quá nhiều lý thuyết mà hiếm được thực hành!".

Nhiều học sinh phản ứng về việc học nghề trong nhà trường. Không cần thiết phải ép các em cùng học một nghề mà học xong chẳng biết làm gì. Có trường ép học sinh đồng loạt học vẽ công nghiệp, hoặc ép cả học sinh nam học thêu! "Nên thay việc học những nghề ấy bằng những buổi nói chuyện về nghề nghiệp trong tương lai. Ví dụ như nói chuyện chuyên đề về nghề bác sĩ để các em tìm hiểu muốn trở thành bác sĩ phải học trong bao lâu, cần có những phẩm chất gì..." - một học sinh Trường Trần Đại Nghĩa đề nghị.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc - hiệu trưởng Trường THPT Gia Định - nhìn nhận: "Hiện nay, thầy vào lớp như "chiến đấu" với học sinh". Nguyên nhân là sự quá tải về số lượng học sinh trong mỗi lớp học cũng như sự căng thẳng trong chương trình dạy. Quan niệm của các thầy cô là học sinh nào yên lặng lắng nghe là học sinh ngoan, em nào có ý kiến phản biện là học sinh không ngoan. Điều này ảnh hưởng đến việc phát huy sự sáng tạo của học sinh. "Chỉ cần nở một nụ cười với các em khi vào lớp sẽ tạo được không khí học tập hiệu quả hơn" - cô Cúc chia sẻ.

Rất mạnh dạn, Tạ Xuân Minh Châu, học sinh Trường Colette, nói: "Mỗi lần nói đến "chuyện ấy", bạn nữ thì đỏ mặt, bạn nam chỉ cười. Em cũng hổng biết tại sao như vậy. Nhưng em nghĩ chúng em cần học về giáo dục giới tính một cách chính qui, bài bản. Hãy chỉ cho chúng em cái gì cần làm, cái gì không. Nếu để tự do tìm hiểu sẽ dẫn đến nhiều chuyện không hay".

Liên hệ đến hàng loạt vụ học sinh tử vong do tai nạn như chìm xuồng, hỏa hoạn... trong thời gian gần đây, nhiều học sinh cho rằng vào hè thì học sinh phải đi chơi xa, vì hiện thành phố quá thiếu sân chơi. Trong khi đó, công viên đã đánh mất vai trò là nơi vui chơi giải trí cho trẻ em. Bạn Trịnh Thị Huyền Trân, Trường Nguyễn Thị Minh Khai, mong muốn: "Ngành giáo dục cần có chương trình hướng dẫn các em những kỹ năng sống như học bơi, xử lý tình huống đời thường...".

Tại sao nhiều bạn bị bạo hành trong thời gian dài vẫn không dám lên tiếng? Bạn Hoàng Thùy Vân, học sinh lớp 9 Trường Thực nghiệm sư phạm, lý giải: "Nhiều bạn không biết hoặc biết rất ít về quyền trẻ em. Trong chương trình giáo dục công dân ở lớp 7, chúng em có học một phần về quyền trẻ em, nhưng chưa đủ. Chúng em cần biết nhiều hơn về quyền trẻ em, để khi bị xâm hại thì biết phải nhờ đến cơ quan nào. Em cũng xin nói thêm chương trình giáo dục công dân hiện nay có một số nội dung không phù hợp với lứa tuổi!".

Những trăn trở chính đáng

Vấn đề làm chứng minh nhân dân cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng được đặt lên bàn các vị lãnh đạo. "Muốn vào đời có nghề nghiệp ổn định, tụi em phải có chứng minh nhân dân. Muốn có chứng minh nhân dân phải có giấy khai sinh và hộ khẩu. Nhưng những đứa trẻ bị bỏ rơi như chúng em không biết ai là cha mẹ, không biết đâu là quê hương. Vậy chúng em muốn có hộ khẩu, có chứng minh nhân dân thì phải làm sao? Ai giúp chúng em?" - bạn Đặng Thành Tâm, mái ấm Ánh Sáng, lo lắng.

Trả lời về việc cấp chứng minh nhân dân, bà Nguyễn Thị Nguyệt Huệ, Sở Tư pháp TP, cho biết: "Sở Tư pháp đang có kiến nghị với bộ và trao đổi với ngành công an cho phép các em về nơi tạm trú dài hạn để xác định nguồn gốc và làm chứng minh nhân dân. Trong thời gian ngắn nữa, Bộ Tư pháp và Bộ Công an sẽ có ý kiến về vấn đề này". Dường như nhận được câu trả lời chưa thỏa đáng, bạn Đặng Thành Tâm nói: "Con đã nói ở nhiều diễn đàn, ai cũng trả lời chung chung như vậy nhưng đến giờ chưa thấy giải quyết".

Đến gần cuối giờ trưa, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo hỏi: "Em nào còn ý kiến phát biểu?". Nhiều cánh tay đồng loạt giơ lên. "Em nào xung phong?" - nhiều cánh tay cũng đồng loạt giơ lên. Buổi đối thoại càng sôi nổi hơn khi các bạn nhỏ không chỉ bày tỏ bức xúc về những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân, mà còn chất vấn về trách nhiệm của lãnh đạo với những vấn đề của cộng đồng.

"Thời gian qua có quá nhiều trẻ em bị bắt đi ăn xin, bóc lột, hành hạ..." - bạn Nguyễn Hoàng Minh Thi, học sinh đến từ Hóc Môn, đặt vấn đề. Nhiều em trăn trở: "Các cô chú phải làm gì để không còn những trẻ em bất hạnh, lang thang kiếm sống? Làm sao để tất cả trẻ em đều được đến trường?", "Mỗi ngày đi học, bạn con phải lội trên con đường ngập nước. Có hôm bạn té ướt hết sách vở, áo quần. Làm sao để TP không còn ngập nước?"...

Quan tâm hơn nữa đến các em

Sau ba giờ tại tọa đàm, bà Geetanjali Narayan - trưởng phòng kế hoạch và chính sách xã hội Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) - ghi chi chít 12 trang giấy những kiến nghị của các em.

Bà đưa ra bốn nhóm vấn đề được các em quan tâm: môi trường sống an toàn, được đối xử bình đẳng, chất lượng giáo dục, quyền được vui chơi. Là người có trên mười năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ em, bà cho rằng: "Nên xem giáo dục giới tính là một phần trong chương trình giáo dục chính thức ở nhà trường. Giáo dục giới tính là vấn đề tế nhị. Chúng ta có hai sự lựa chọn: hoặc lờ đi để các em tự tìm hiểu, cách này dẫn đến các em có thể hiểu sai gây hậu quả xấu; hoặc nhìn thẳng vào vấn đề để hướng dẫn, giáo dục các em đúng hướng". Trên thực tế, việc giáo dục giới tính cho học sinh ở nước ta hiện nay chưa rõ ràng.

Tại buổi đối thoại, Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo nhắc lại câu nói của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt: "TP soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán của các em". Nhưng trước nay, chúng ta ít lắng nghe tiếng nói và chưa quan tâm các em một cách đầy đủ. Bà Phạm Phương Thảo khẳng định: "TP sẽ đầu tư hơn nữa cho trường lớp, công viên, nhà thiếu nhi, chương trình vui chơi giải trí... Riêng những vấn đề quá tầm, TP sẽ kiến nghị lên trung ương để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em".

Buổi đối thoại khép lại trong khi còn rất nhiều bạn nhỏ vẫn giơ tay xin phát biểu. Có em đã viết vội những lá thư gửi chủ tịch HĐND TP bày tỏ ý kiến.

Hãy nghĩ đến chúng em!

(Trích thư của em Hoàng Thị Phương Uyên - lớp 10 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Q.3, TP.HCM - gửi Chủ tịch HĐND Phạm Phương Thảo sau buổi đối thoại)

Phần lớn nguyên nhân gây ra bạo lực học đường do môi trường học đường bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp đang diễn ra hằng ngày trong xã hội. Ngoài những ảnh hưởng của văn hóa bạo lực, sự xáo trộn trong đời sống tinh thần cũng dẫn đến những hệ lụy nói trên.

Mọi người có thể đổ xô làm giàu hoặc theo đuổi lý tưởng của mình, tất cả không hề xấu, nhưng xin hãy nghĩ đến chúng em một chút, vì còn rất nhiều trẻ nhỏ đang vất vưởng khắp mọi nẻo đường. Chỉ cần một hành vi quan tâm đúng mức đối với trẻ em thiệt thòi thôi cũng đủ gieo vào lòng những hạt mầm của sự sống, của sự tin tưởng vào tương lai. Chỉ cần nhìn lại một chút thôi: tất cả những gì mình làm đều có con trẻ chứng kiến và chúng sẽ tiếp thu, đánh giá bằng con mắt của trẻ thơ mà người lớn không dễ gì hiểu nổi.

Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh, chỉ cần một vài phút cho đi, ta sẽ nhận lại rất nhiều. Một việc làm nhỏ của một người sẽ trở thành làn sóng cuốn đi mọi ích kỷ, nhỏ nhen trong cuộc sống để những đau thương mất mát phần nào được xoa dịu.

Gặp các em ít nhất mỗi năm một lần

Bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch HĐND TP.HCM - nói: "Đây là lần đầu tiên HĐND TP tổ chức buổi "Lắng nghe tiếng nói trẻ em". Chúng ta rất ít lắng nghe các em nói. Lần này tổ chức "lắng nghe" các em với mong muốn xem xét chủ trương, chính sách của chúng ta có phù hợp với trẻ em không. Diễn đàn hôm nay chỉ có một buổi sáng, tuy ngắn nhưng rất hay. Có em chỉ nói được một phút, có em được 30 giây nhưng các em nói được rất nhiều vấn đề thể hiện tầm nhìn phong phú, không hạn hẹp, không chỉ là vấn đề liên quan đến bức xúc của bản thân mà còn nhiều vấn đề liên quan đến xã hội như vấn đề môi trường ô nhiễm… Chúng tôi cũng xem xét kiến nghị của các em là HĐND nên tổ chức gặp gỡ các em nhiều hơn nữa, ít nhất mỗi năm một lần".

Theo báo tuổi trẻ
Về Đầu Trang Go down
https://lamson.catsboard.com
 
Nghe các em nói, người lớn giật mình!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tạo hình ảnh sống động trên máy tính khi nghe nhạc
» NÓI NHAU NGHE
» NgHe NhAc NhOa Ba CoN ~^-^~!!!!!!!
» Lễ đính hôn của thằng MR silver sao òi, nghe nói mời mà hông hẹn time sao mà đi
» Tet nay` co' ai di dau ko thong pao' cho Boyteen nghe coai

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LAM SƠN ::  .:Giải trí:.
 :: 

Tin tức mới

-
Chuyển đến