LAM SƠN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Click đây để đến diễn đàn mới
 
PortalTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968

Go down 
Tác giảThông điệp
thelemontree10
Thành viên ưu tú
Thành viên ưu tú
thelemontree10


Nam
Tổng số bài gửi : 610
Age : 30
Nơi ở : Viet Nam
Nghề nghiệp, trường lớp : 9A1
Sở thích : choi, choi va choi
Tâm trạng : Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 Bucboi
Thú nuôi : Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 12
Cảnh cáo :
Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 Left_bar_bleue0 / 1000 / 100Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 Right_bar_bleue

Registration date : 29/12/2007

Thông tin riêng
Thông tin tự bạch:

Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968   Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 Icon_minitime17/4/2008, 9:48 pm

Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 28_dukich721

Cách đây vừa tròn 40 năm - vào đêm mồng Một tết Mậu Thân 1968, với một lực lượng chưa đủ 5.000 người, áo vải, chân dép cao su, trang bị gọn nhẹ, quân ta đã tiến công và chiếm giữ thành phố Huế 26 ngày đêm, 4 sư đoàn quân tinh nhuệ của Mỹ và quân đội Sài Gòn với vũ khí hiện đại đã phải bất lực.

Chuẩn bị chu đáo nên tạo được bất ngờ
Qua 2 năm chiến đấu quyết liệt với địch để giành lấy đồng bằng, đến cuối năm 1967, ta đã làm chủ được một số vùng nông thôn. Đó là một hậu phương bao la để ta huy động sức người và sức của cho cuộc tiến công vào thành phố.
Nhờ kiên trì bám trụ địa bàn (ngay trong nội thành Huế có 2 thành ủy viên Thành ủy Huế bám trụ thường xuyên) ta đã phát triển được hàng ngàn cán bộ, cơ sở bí mật trong nhân dân đồng bằng Thừa Thiên và hàng trăm cán bộ, cơ sở trong nội thành Huế. Chính những cơ sở bí mật này đã thường xuyên cung cấp tình hình cho ta và vận chuyển được nhiều vũ khí vào nội thành cất giấu; tổ chức nhiều đội tự vệ, du kích bí mật để phối hợp với Quân giải phóng khi thời cơ đến.
Vào thời điểm cuối năm 1967, không kể quân cơ động của Bộ Quốc phòng ở đường 9, Quân giải phóng của quân khu Trị Thiên đã khá lớn mạnh, có cả hàng mấy trung đoàn được trang bị vũ khí từ miền Bắc.
Nhờ tuyến vận tải 559 đã có nhánh rẽ qua thung lũng A Lưới vươn tới đường 12 nên mặc dù địch đánh phá rất ác liệt, song ta đã vận chuyển được nhiều vũ khí và lương thực cho quân đội ở Tây Thừa Thiên. Song ở một địa bàn đồi núi, trùng điệp xa xôi như ở Nam Thừa Thiên thì dù có tập trung cơ giới và người gùi cũng không thể cung ứng đủ cái ăn hàng ngày cho hàng mấy ngàn bộ đội tập trung chuẩn bị cho cuộc chiến.
Thời gian này nhân dân miền núi Thừa Thiên lại phải chịu hậu quả của bom đạn và chất độc hóa học của địch. Hàng trăm người dân Tà Ôi ở vùng A Lưới đã bị chết đói. Bộ đội ở cùng dân, dù được cung cấp cũng không thoát khỏi nạn thiếu thốn, đau ốm, suy giảm thể lực. Có tiểu đoàn quân số 320 chiến sĩ nhưng chỉ còn 70 là có thể chiến đấu được, số còn lại đều gầy yếu, bệnh tật.
Bù lại sự thiếu hụt này, ta đã tăng cường vận chuyển vũ khí từ miền Tây xuống và phát động nhân dân đồng bằng cung cấp lương thực thực phẩm cho Quân giải phóng. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã huy động được từ đồng bằng Thừa Thiên 2.000 tấn gạo và rất nhiều thực phẩm (có ngày nhân dân Hương Trà dắt lên cửa rừng 5 con bò giao cho Quân giải phóng) đủ để nuôi và bồi dưỡng 5.000 cán bộ, chiến sĩ tập luyện trong 2 tháng trước khi vào chiến dịch.
Sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ tăng lên hàng ngày. Họ miệt mài luyện tập cách vượt sông, cách vượt tường thành, cách đánh trong thành phố mặc dù chưa biết lúc nào xuất kích.
Kế hoạch đánh lạc hướng địch và bí mật chiến dịch
Một câu hỏi được đặt ra lúc đó là vì sao trên các nẻo đường từ đồng bằng lên miền núi hàng ngày có đến hàng trăm người lũ lượt gồng gánh lương thực, thực phẩm lên rừng tiếp tế cho Quân giải phóng đi qua các đồn bốt, doanh trại của cả quân Mỹ và ngụy mà chúng vẫn làm ngơ? Phải chăng chúng sợ bị ta đánh? Lúc này, địch có 2 điều sợ. Điều sợ nhất là đại quân ta từ Quảng Trị tràn vào, điều sợ thứ hai là Quân giải phóng tại địa phương tiến công.
Trong 10 tháng năm 1967, các thứ quân của ta đã đánh địch ở khắp nơi, trong đó có nhiều trận đánh vào sào huyệt địch vùng ven và trong TP Huế, gây hoang mang và thiệt hại nặng cho địch. Những ngày cuối tháng 12/1967, quân ta mở đại hội mừng công toàn quân khu rất rầm rộ ở Động Chuối (thượng nguồn sông Ô Lâu) và trong tháng 1/1968, ta đón một giáo sư có tiếng ở Huế lên căn cứ “thăm Quân giải phóng và ăn tết chiến khu”.
Vậy là đi đôi với sức ép của đòn tiến công quân sự từ phía bắc, các động thái “chuẩn bị đón tết” của quân ta lại thêm một lần làm cho địch mất cảnh giác.
Cho đến sáng ngày 30 tết Mậu Thân, khi Phạm Văn Khoa, Tỉnh trưởng Thừa Thiên, hỏi những người đứng đầu các ngành của tỉnh trong cuộc họp chuẩn bị đón tết Mậu Thân: Có tin Việt Cộng đặt tên lửa xung quanh Huế, liệu họ có khả năng đánh vào dịp tết không?
Ngô Quang Trưởng, Chuẩn tướng, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh quân đội Sài Gòn ngạo mạn tuyên bố: Việt Cộng có thể đánh vào Huế, nhưng lập tức phải rút ra ngay, vì Việt Cộng gùi cõng, đi bộ, còn quân đội Hoa Kỳ cơ giới hóa cao độ có “thần sấm”, “con ma” và B.52 trợ ứng, Việt Cộng ở lại thì làm sao mà chịu nổi”.
Sau khi có quyết định chuẩn bị tổng tiến công, quân đội Sài Gòn, Bộ chỉ huy chiến dịch đã ban hành và chỉ đạo thực hiện một kế hoạch bí mật hoàn chỉnh. Tất cả cán bộ chủ chốt của Khu ủy, Thành ủy được phổ biến kế hoạch chuẩn bị đánh Huế đều không được tiết lộ cho bất cứ ai, các sổ tay ghi chép sau cuộc họp đều bị thu lại. Các ngả đường từ đồng bằng lên căn cứ đều bị kiểm soát nghiêm ngặt, người tiếp tế cho căn cứ chỉ được đón tiếp ở cửa rừng.
Từ ngày 15/1/1968, ta tuyên bố “đóng cửa rừng để ăn tết”, nội bất xuất, ngoại bất nhập, nếu quân địch tiến công lên căn cứ cũng không đơn vị nào được tự động nổ súng đánh. Các đơn vị quân đội tập luyện cách vượt tường rào cao 8m (tương đương với tường thành Huế) và uống nước mắm, tập bơi trên đầu nguồn sông Hương (để chuẩn bị vượt sông vào Huế) đều không ai được tiết lộ là quân ta sẽ tiến công Huế trong tết Mậu Thân.
Từ các căn cứ ở miền Tây Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, chúng ta tập kết 3 cánh quân, chia làm 6 mũi một chặng đường dài từ 25 đến 30 cây số tiến công vào thành phố. Với đoàn quân 5.000 người di chuyển trên một địa bàn nhỏ hẹp, trong đêm tối mịt mùng, không trăng sao của tết nguyên đán, qua các làng mạc nằm dưới sự kiểm soát gắt gao của địch... làm sao không bị lộ?
Bài toán này đã được giải đáp rất trọn vẹn. Sau những ngày chuẩn bị công phu của những cán bộ chủ chốt bám trụ địa bàn, chúng ta đã đảm bảo cho từng đoàn đi không gặp phải sự ngăn chặn hay đồn bốt địch, không bị lạc đường, không có cả tiếng chó sủa trong đêm. Mỗi người dẫn đường chỉ biết dẫn quân đi từng chặng rồi giao cho người khác, không ai biết cuối cùng đoàn quân sẽ đến chiến đấu ở đâu...
Vì cuộc tổng tiến công và nổi dậy lần này diễn ra toàn miền Nam, quân ta tiến công 34 đô thị cả lớn và nhỏ trong đó có Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có sự phối hợp hành động chung, nên ngày giờ của cuộc tổng tiến công được Quân ủy Trung ương thông báo cho Bộ chỉ huy chiến dịch vào ngày 25 tết. Các đơn vị hành quân vào Huế chỉ được biết khi đã tập kết ở cửa rừng lúc 5 giờ chiều ngày mồng 1 tết Mậu Thân 1968.
Cuối cùng, tất cả 6 mũi tiến quân của ta đều đã áp sát thành phố Huế. Vào lúc 2 giờ 30 phút ngày mồng 2 tết khi pháo lớn của ta đồng loạt nã vào Bộ chỉ huy Sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn ở Mang Cá, ra lệnh mở đầu cuộc tiến công thành phố.
8 giờ sáng ngày mồng 2 tết Mậu Thân 1968, trên kỳ đài trước cửa Ngọ Môn thành phố, lá cờ lớn của liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình Việt Nam phất phới bay, báo hiệu Quân giải phóng đã chiếm lĩnh thành phố. Sau 3 ngày tiến công và nổi dậy, quân ta đã chiếm giữ hầu hết các doanh trại, cơ quan của chính quyền thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, trừ điểm cố thủ của Sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn ở Mang Cá và khách sạn Hương Giang, bắt giữ hầu hết các viên chức cấp cao của địch.
Việc chiếm giữ TP Huế trong 26 ngày đêm với chỉ vẻn vẹn có 5.000 quân trước sự bao vây của 4 sư đoàn chủ lực Mỹ, quân đội Sài Gòn có sự chi viện hỏa lực tối đa là một kỳ tích trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta, xứng đáng với 8 chữ vàng “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” mà Đảng và nhân dân cả nước đã dành cho Thừa Thiên-Huế.
Chiến công này đã góp phần với chiến công chung là làm lung lay ý chí xâm lược của nhà cầm quyền Mỹ, buộc họ phải xuống thang chiến tranh.
Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Johnson đã phải tuyên bố: Ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, không ra tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2, nhận đàm phán với ta tại Paris.
Tư lệnh quân Mỹ ở chiến trường miền Nam - Westmorland bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara thú nhận với Tổng thống Johnson: “Chúng ta không thể đạt được ở Việt Nam bằng bất cứ biện pháp quân sự nào, vì thế chúng ta phải tìm một mục tiêu chính trị nhỏ bé hơn thông qua đàm phán”.
Nhà cầm quyền Mỹ hiểu rằng họ không thể thắng nổi Việt Nam, cái giá mà họ phải trả cho cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam là quá đắt.
Họ phải rút quân về nước, dù sau đó đã cố gắng vớt vát thể diện bằng những đợt tiến công hủy diệt trong năm 1968 để mong vực dậy quân đội Sài Gòn song vô vọngCuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968 Reddot
Lê Trung Hào
Về Đầu Trang Go down
 
Cuộc Tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp tết Mậu Thân 1968
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Báo chí quốc tế viết về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LAM SƠN :: Học tâp :: Lịch Sử :: Khối 9-
Chuyển đến